Hen phế quản ở trẻ em, hiểu để chăm sóc trẻ tốt

Ngày: 18/01/2024 17:40

Hen phế quản (suyễn) là bệnh hô hấp mạn tính thường gặp ở trẻ em. Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hen cao gấp đôi người lớn (ước tính là 10% so với 5%).  Trên thực tế, việc chẩn đoán hen ở trẻ em có thể bị chậm trễ khiến cho hạn chế hiệu quả điều trị, gây ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của trẻ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc hen phế quản

Hen phế quản là bệnh lý viêm mạn tính của đường thở. Tình trạng viêm này làm cho đường thở trở nên rất nhạy cảm với các kích thích khác nhau. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích này, đường thở, chủ yếu là phế quản (cuống phổi), sẽ bị phù nề, co thắt, tăng tiết chất nhầy nên bị tắc nghẽn. Bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng ho, thở khò khè, nặng ngực, khó thở.

Bố mẹ cần nghi ngờ trẻ mắc bệnh hen khi trẻ có khò khè kèm 1 trong các triệu chứng ho/khó thở và bất cứ dấu hiệu nào dưới đây:

- Triệu chứng tái phát thường xuyên.

- Nặng hơn về đêm và sáng sớm.

- Xảy ra khi gắng sức, cười, khóc hay tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí lạnh, thú nuôi...

- Xảy ra khi không có bằng chứng nhiễm khuẩn hô hấp.

- Có tiền sử dị ứng (viêm mũi dị ứng, chàm da).

- Tiền sử gia đình (cha mẹ, anh chị em ruột) hen, dị ứng.

- Có ran rít/ngáy khi nghe phổi.

- Đáp ứng với điều trị hen.

Hen phế quản là bệnh lý thường gặp ở trẻ (Ảnh: benhhen.vn)

Hen phế quản là bệnh lý thường gặp ở trẻ (Ảnh: benhhen.vn)

Các biện pháp chung để chăm sóc trẻ mắc bệnh hen

Cha mẹ trẻ mắc bệnh hen cần biết 2 việc chính yếu sau:

+ Biết cách phát hiện khi trẻ lên cơn hen và biết cách cắt cơn hen cho trẻ ngay tại nhà. Kế hoạch hành động sẽ là một công cụ giúp cha mẹ theo dõi và có hành động thích hợp đối với tình trạng bệnh hen của trẻ, từ đó giúp giảm hoặc ngăn ngừa cơn hen cấp cũng như giảm khả năng trẻ phải nhập cấp cứu. Ngoài ra cha mẹ cũng cần chia sẻ kế hoạch hành động của trẻ với gia đình, giáo viên hoặc người chăm sóc trẻ.

+ Biết cách giúp trẻ phòng ngừa hen:

Tác nhân gây khởi phát cơn hen cấp là bất cứ thứ gì gây kích thích đường thở hoặc làm nặng thêm các triệu chứng hen do sự gia tăng tình trạng viêm nhiễm trong đường thở. Bằng cách xác định và loại bỏ các yếu tố khởi phát, bố mẹ sẽ giúp kiểm soát bệnh hen của con mình tốt nhất.

An toàn cho trẻ tại trường học: Trẻ nhỏ dành đáng kể thời gian ở nhà trẻ hay trường học. Do đó, việc kiểm soát tốt các triệu chứng hen khi trẻ đi học là rất quan trọng. Bố mẹ cần kiểm tra các biện pháp phòng ngừa để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến hen ở trường; Đảm bảo trẻ luôn có thuốc cắt cơn và thuốc chưa hết hạn sử dụng; Trao đổi với giáo viên của trẻ về các yếu tố khởi phát cụ thể, các triệu chứng điển hình, bản kế hoạch hành động về bệnh hen của trẻ.

Thực hiện các thói quen vệ sinh sạch sẽ, khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên, tránh chạm vào mắt, mũi, miệng và tránh dùng chung ống hít với người khác.

Phòng ngừa hen ở trẻ em như thế nào?

Tuy hen là một bệnh không thể trị dứt được nhưng có thể kiểm soát tốt được. Phòng ngừa hen sẽ giúp cho trẻ giảm hoặc không còn lên cơn hen, trẻ có thể sinh hoạt – học tập – vui chơi bình thường, phát triển bình thường cả về thể chất lẫn tinh thần, chức năng phổi bình thường.

Ngoài ngăn ngừa trẻ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, nắm vững các cắt cơn hen cho trẻ thì bố mẹ cần cho trẻ sử dụng thuốc phòng ngừa lâu dài (thuốc dự phòng hen).  Thuốc phòng ngừa ưu tiên là thuốc kháng viêm dùng dưới dạng hít (corticoid hít). Nhóm thuốc này dùng an toàn cho trẻ Thời gian dùng thuốc phải đủ dài (thường nhiều tháng, có khi hàng năm) để có thể đủ khả năng cải thiện được tình trạng viêm đường thở.

Ngoài thuốc dự phòng hen Tây y, người bệnh có thể tham khảo thêm các thuốc dự phòng hen Đông y.

Xem thêm thông tin về thuốc dự phòng Đông y:

Thuốc đông dược

Thuốc Hen Phúc Hưng

(Sản xuất tại nhà máy đạt thực hành sản xuất tốt của tổ chức y tế thế giới GMP - WHO)

Điều trị hen phế quản, viêm phế quản mãn tính, bệnh tâm phế mãn.

Phòng ngừa cơn hen tái phát.

Hen phế quản ở trẻ em, hiểu để chăm sóc trẻ tốt - 2

Thành phần : Lọ 250ml

Mỗi lọ chứa 250ml cao lỏng (1:1) được chiết xuất từ 266,5g dược liệu đã qua chế biến gồm:

Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 40g

Bán hạ nam chế (Rhizoma Typhonii trilobati praeparata): 34g

Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae): 17g

Quế (Vỏ thân, vỏ cành) (Cortex Cinnamomi): 8,5g

Tiền hồ (Radix Peucedani): 34g

Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae): 28g

Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis): 14g

Đương quy (Radix Angelicae sinensis): 40g

Lá táo (Folium Ziziphus mauritiana): 34g

Sinh khương (Rhizoma Zingiberis recens): 17g

Tá dược: Natri benzoat, đường kính, nước tinh khiết: Vừa đủ 250ml

Tác dụng : Giáng khí, bình suyễn, ôn hóa đàm thấp.

Chỉ định:

- Hen phế quản, viêm phế quản mãn tính, bệnh tâm phế mãn.

- Các trường hợp ho suyễn, tức ngực, đờm nhiều, khó thở.

- Phòng ngừa cơn hen tái phát.

Cách dùng – Liều dùng : Ngày uống 2 lần, sau bữa ăn.

Trẻ dưới 6 tuổi: mỗi lần 10ml.

Trẻ từ 6 - 14 tuổi: mỗi lần 20ml.

Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn: mỗi lần 30ml.

Chống chỉ định :

Phụ nữ có thai, người tiểu đường.

Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc :

Thận trọng khi dùng thuốc cho người tăng huyết áp.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai.

Phụ nữ cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ cho con bú, chỉ nên dùng thuốc nếu lợi ích vượt trội so với nguy cơ.

Website : www.phuchung.vn

https://www.facebook.com/benhhenphequan

Liên hệ : 1800 5454 35

Công ty TNHH Đông dược Phúc Hưng

Số 96 - 98 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội.

Số giấy xác nhận: 3e/2023/XNTT/YDCT

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Theo Tin tức 24h

Tin liên quan