Đại học Ngoại thương chiều 14/6 công bố
điểm chuẩn
của ba phương thức xét tuyển sớm.
Trong đó, phương thức 1 là xét học bạ THPT với ba nhóm thí sinh: tham gia kỳ thi học sinh giỏi, khoa học kỹ thuật quốc gia; đạt giải ba trở lên kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố; là học sinh trường chuyên.
Phương thức 2 xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (như IELTS, TOEFL...) với học bạ hoặc chứng chỉ năng lực quốc tế (SAT, ACT, A-Level).
Phương thức 5 là xét điểm thi đánh giá năng lực do hai đại học quốc gia tổ chức.
Công thức tính điểm xét tuyển giữa các phương thức khác nhau, cũng có sự khác biệt giữa từng nhóm thí sinh, từng ngành ở cùng một phương thức, nhưng đều được quy đổi và đưa về thang 30.
Điểm chuẩn cụ thể như sau:
Điểm chuẩn cao nhất là 29,5/30 tại một số ngành như Khoa học máy tính, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế)..., áp dụng với thí sinh dùng chứng chỉ SAT, ACT hoặc A-Level đăng ký vào trụ sở chính Hà Nội.
Các ngành khác thấp hơn, nhưng hầu hết cũng từ 27 điểm trở lên. Riêng cơ sở Quảng Ninh có ngành Kế toán, Kinh doanh quốc tế lấy điểm chuẩn 24,84 theo phương thức xét học bạ, áp dụng với thí sinh có giải học sinh giỏi cấp tỉnh.
Với cách xét học bạ dành cho nhóm học sinh đạt giải quốc gia, điểm chuẩn tối đa là 34 do ngoài điểm ba môn trong tổ hợp, trường cộng 4 điểm cho giải nhất. Các ngành Marketing số (trụ sở Hà Nội), Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Truyền thông Marketing tích hợp (chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế, cơ sở TP HCM) lấy cao nhất nhóm này - 30/34 điểm.
Trường Đại học Ngoại thương cho hay mức điểm chuẩn này nhìn chung ổn định. Điểm khác biệt năm nay là số lượng thí sinh có chứng chỉ SAT (bài thi chuẩn hóa dùng để xét tuyển đại học ở Mỹ) cao vượt trội.
"Theo thống kê, 196 thí sinh có SAT từ 1.530/1.600, 77 em đạt từ 1.550, đặc biệt hai thí sinh 1.590", đại diện trường cho biết.
Sinh viên trường Đại học Ngoại thương trong lễ tốt nghiệp sớm, tháng 4/2024. Ảnh: FTU Corner
Theo quy định, thí sinh phải nhập nguyện vọng lên hệ thống xét tuyển chung của Bộ
Giáo dục
và Đào tạo, đồng thời tốt nghiệp THPT mới được công nhận trúng tuyển chính thức.
Năm nay, trường Đại học Ngoại thương tuyển 4.130 sinh viên, mở một số ngành mới là Khoa học máy tính, Kinh doanh quốc tế thuộc chương trình song bằng với Đại học Queensland, Australia.
Học phí các chương trình tiêu chuẩn năm học tới từ 22 đến 25 triệu đồng một năm, chất lượng cao 45-48 triệu, tiên tiến 68-70 triệu. Với nhóm định hướng nghề nghiệp, bốn chương trình Quản trị khách sạn, Marketing số, Kinh doanh số, Truyền thông Marketing tích hợp có mức thu 60-65 triệu đồng một năm; còn lại 45-48 triệu.
Điểm chuẩn xét học bạ, IELTS và kết quả thi đánh giá năng lực của trường Đại học Ngoại thương cao nhất 29,5/30, ở ngành Khoa học Máy tính, Logistics...