Mẹ phải viết giấy nợ mới được lấy tiền lì xì của con

Danh mục: Tài chính
Ngày: 01/03/2024 07:45

“Đây là tiền mọi người cho con mà, mẹ muốn cầm thì phải viết giấy nợ” – bé Bông, 8 tuổi vừa mếu vừa khẳng định chắc nịch khiến chị T. dở khóc dở cười. Câu chuyện được kể trên kênh Podcast Spotify “Thịnh vượng Tài chính”, có lẽ cũng là 1 trong rất nhiều tình huống của các gia đình mùa “hậu Tết”, đã được chuyên gia tài chính của VPBank gỡ rối.

Khác với Bông, bé Sóc đã 11 tuổi nhưng ai cho tiền lì xì cũng chỉ cảm ơn qua loa rồi sau đó vứt phong bao bừa bãi. Con không có ý thức về tiền khiến chị L. (Hà Nội) trăn trở nhiều. Có thể thấy sự thiếu hụt các kỹ năng ứng xử đúng đắn với tiền bạc của trẻ em Việt Nam hiện nay đang là vấn đề cần được để tâm. Theo chị Đỗ Thị Thùy Dung – Chuyên gia tài chính VPBank chia sẻ trong podcast, thì các bố mẹ có thể tận dụng khoản tiền lì xì mà các con vừa nhận được trong dịp Tết vừa qua để dạy cho trẻ những bài học “vỡ lòng” về tiền bạc và quản lý tài chính cá nhân, đặt nền móng giúp trẻ hình thành được những thói quen tài chính tốt.

Chị Đỗ Thị Thùy Dung – khách mời chương trình Podcast “Thịnh vượng tài chính” do ngân hàng VPBank sản xuất

Chị Đỗ Thị Thùy Dung – khách mời chương trình Podcast “Thịnh vượng tài chính” do ngân hàng VPBank sản xuất

“Ngay khi các con nhận biết thành thạo các con số từ 1-10, thường rơi vào khoảng 4-5 tuổi, cha mẹ có thể cho các con làm quen với các tờ tiền của Việt Nam, dạy con nhận biết các tờ tiền này trị giá khác nhau ra sao. Khi các con biết đến phép cộng trừ (thường 5-6 tuổi) thì bố mẹ có thể nghĩ đến việc cho con chủ động mua sắm như cho con 10k-20k để con có thể chủ động mua thứ con thích trong số tiền mẹ đã cho, từ đó tạo ra thói quen cho con về việc cần cân nhắc giữa nhu cầu và khả năng tài chính cho phép để con có sự lựa chọn phù hợp.” – chị Thùy Dung chia sẻ.

Từ kinh nghiệm của mình, chị Dung cũng nhấn mạnh rằng các bố mẹ cũng có thể tận dụng khoản tiền lì xì mà các con “thu hoạch” được để hướng dẫn trao đổi với các con các kỹ năng về tiền như tiết kiệm, tiêu tiền và quyên góp. “Với số tiền lì xì của các con nhận được trong dịp Tết, mình thường khuyến khích các con đưa mẹ gửi giúp tiền tiết kiệm. Cũng may mắn là mình làm VPBank mà lại làm mảng tiền gửi tiết kiệm nên cũng trao đổi với con dễ dàng hơn về việc này”, chị Dung chia sẻ.

Chị cũng cho biết điểm mạnh của tiền gửi tiết kiệm tại VPBank là có thể đặt tên được khoản tiền gửi trên kênh online, nên vì thế sau mỗi lần gửi tiền tiết kiệm, chị sẽ cho con xem trực tiếp khoản tiền gửi đó dưới tên con, đồng thời liên tục cập nhật mỗi 3 tháng 1 lần để cho con thấy khoản tiền ban đầu của con đã có lãi thêm như thế nào. “Việc liên tục cập nhật tài khoản tiết kiệm cho con sẽ giúp các con nhận thấy bản thân các con không bị bố mẹ lấy mất tiền mừng tuổi mà lại thấy khoản tiền đó sinh lời nhiều hơn là chỉ để trong lợn đất. Tôi nghĩ điều này vừa giúp trẻ khẳng định cái tôi cá nhân đồng thời lại hiểu được sự khác nhau giữa tiết kiệm và tích lũy” – chị Dung nhận định.

Mẹ phải viết giấy nợ mới được lấy tiền lì xì của con - 2

Bên cạnh những câu chuyện về tiền lì xì, chuyên gia VPBank còn chia sẻ những quan điểm và kiến thức bổ ích trong việc dạy con quản lý tài chính. Ví dụ như cha mẹ cần tránh cho trẻ phát sinh những nhận thức không đúng về tiền trước tiên bằng việc từ bỏ ngay những câu nói kiểu “con chỉ cần ngoan, học giỏi, không phải lo gì cả”, hay ngược lại là “nhà mình nghèo lắm, bố/mẹ không có tiền đâu”. Bởi nếu như vế đầu khiến trẻ không có động lực tìm hiểu và ham muốn về tiền bạc thì vế sau lại có thể tạo ra tâm lý tiêu cực về tiền như tự ti với bạn bè và không dám tiêu xài.

Hay như các phụ huynh rất nên khuyến khích các con trích một phần tiền của mình để đóng góp cho các hoạt động thiện nguyện như mua áo ấm, đồ dùng học tập cho các bạn nhỏ khác sống ở các làng quê nghèo, khó khăn. Việc trẻ hiểu được rằng sử dụng tiền đúng đắn không chỉ có thể làm giàu thêm cho chính mình và gia đình mà còn để giúp đỡ các bạn nhỏ khác sẽ gieo mầm những ý nghĩ thiện lương, vun đắp thêm các giá trị tâm hồn cho trẻ.

Theo chị Dung, việc dạy con về quản lý tiền là một quá trình không dễ dàng đòi hỏi cha mẹ cần phải linh hoạt theo độ tuổi và cá tính từng trẻ. Tuy nhiên, điểm cốt lõi để hành trình này được thành công chính là sự đồng hành và niềm tin giữa con cái với cha mẹ. Điều này chỉ có thể đạt được bằng sự cởi mở và tôn trọng dành cho con trẻ từ những người làm cha mẹ. Ví như câu chuyện tiền lì xì đầu năm, để tránh trẻ có tâm lý “mẹ lấy tiền lì xì của con”, hãy cho trẻ biết con nhận được bao nhiêu tiền, khẳng định với trẻ số tiền này là của con. Và việc cập nhật thường xuyên về số tiền như cách chuyên gia đã làm cũng chính là thể hiện rõ nhất sự tôn trọng của phụ huynh với trẻ.

Mẹ phải viết giấy nợ mới được lấy tiền lì xì của con - 3

Theo Backbase, một công ty Hà Lan chuyên cung cấp nền tảng chuyển đổi số cho các ngân hàng, gần đây có công bố rằng khoảng 67% người Việt tham gia khảo sát cho biết rất loay hoay khi phải quản lý tài chính. Đây là con số cao thứ 2 trong 10 nước châu Á - Thái Bình Dương.

Thấu hiểu thực trạng này, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã ra mắt kênh Podcast “Thịnh vượng tài chính” phát sóng Thứ 3 hàng tuần trên nền tảng Spotify và Youtube hoàn toàn miễn phí với mục tiêu cung cấp các phân tích, đánh giá chuyên sâu theo từng chủ đề tài chính thiết thực cho người Việt, góp phần giúp các khán thính giả có thêm thông tin hữu ích để tự rút ra nhận định cho riêng mình, từ đó nâng cao năng lực quản lý tài chính cá nhân và đầu tư.

Đây là một phần trong chuỗi hoạt động hướng đến cộng đồng của VPBank nhằm hỗ trợ mỗi cá nhân tìm thấy sự thịnh vượng cho chính mình, hiện thực hóa ước mơ “Vì một Việt Nam Thịnh vượng”.

Theo Tin tức 24h

Tin liên quan