“Báu vật” hơn 200 tuổi trong ngôi đền cổ từng được trả hàng chục tỷ, dân làng canh gác ngày đêm

Ngày: 04/05/2024 07:45

Người dân coi đó là “cây vàng cây bạc”, cắt cử người ra trông coi và dù có người trả hàng chục tỉ nhưng nhất quyết không bán.

Đền Chóa nằm ở thôn Chân Lạc (xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh). Đền nằm trên khu đất cao, trước đền là hồ bán nguyệt rộng vài hecta, xung quanh đền là cây cổ thụ chen chúc, tỏa bóng mát.

Đền Chóa nằm ở thôn Chân Lạc (xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh). Đền nằm trên khu đất cao, trước đền là hồ bán nguyệt rộng vài hecta, xung quanh đền là cây cổ thụ chen chúc, tỏa bóng mát.

Ngôi đền này được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVIII). Đền thờ ba vị thủy thần là: Thủy tộc Long Quân, Hoàng Hà long khiết phu nhân và Tam Giang công chúa.

Ngôi đền này được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVIII). Đền thờ ba vị thủy thần là: Thủy tộc Long Quân, Hoàng Hà long khiết phu nhân và Tam Giang công chúa.

Theo ông đám Nhất, người trông coi đền Chóa, quanh đền có rất nhiều cây cổ thụ nhưng giá trị nhất là cây sưa nằm ngay trước cửa đền. Người dân coi nó là “báu vật” hay “cây vàng cây bạc” của làng.

Theo ông đám Nhất, người trông coi đền Chóa, quanh đền có rất nhiều cây cổ thụ nhưng giá trị nhất là cây sưa nằm ngay trước cửa đền. Người dân coi nó là “báu vật” hay “cây vàng cây bạc” của làng.

Cây sưa này được trồng từ lúc xây dựng đền, tính đến nay đã trên 200 năm tuổi. Những cụ cao niên nhất trong làng cho hay, từ khi họ còn bé đã thấy cây sưa to gần như bây giờ. Cây dường như lớn rất chậm.

Cây sưa này được trồng từ lúc xây dựng đền, tính đến nay đã trên 200 năm tuổi. Những cụ cao niên nhất trong làng cho hay, từ khi họ còn bé đã thấy cây sưa to gần như bây giờ. Cây dường như lớn rất chậm.

Cây sưa có đường kính gần 1 mét, vòng tay một người lớn ôm không xuể.

Cây sưa có đường kính gần 1 mét, vòng tay một người lớn ôm không xuể.

Thân cây cao chừng hơn 20 mét; cành lá xum xuê.

Thân cây cao chừng hơn 20 mét; cành lá xum xuê.

Vỏ cây xù xì, in hằn vết thời gian bên ngoài, thế nhưng bên trong đó lại chứa đựng một loại gỗ rất đắt đỏ.

Vỏ cây xù xì, in hằn vết thời gian bên ngoài, thế nhưng bên trong đó lại chứa đựng một loại gỗ rất đắt đỏ.

Ông Ngô Huy Nghệ - Trưởng thôn Chân Lạc cho hay, những năm 2009-2010 khi gỗ sưa đang “sốt”, nhiều đại gia gỗ về làng hỏi mua cây sưa. Hầu như ngày nào cũng có người đến đặt vấn đề xem và mua cây. Người trả ít thì vài tỉ, có người trả đến hàng chục tỉ đồng nhưng vì là cây cổ ở trong đền nên dân làng quyết không bán.

Ông Ngô Huy Nghệ - Trưởng thôn Chân Lạc cho hay, những năm 2009-2010 khi gỗ sưa đang “sốt”, nhiều đại gia gỗ về làng hỏi mua cây sưa. Hầu như ngày nào cũng có người đến đặt vấn đề xem và mua cây. Người trả ít thì vài tỉ, có người trả đến hàng chục tỉ đồng nhưng vì là cây cổ ở trong đền nên dân làng quyết không bán.

“Đến khoảng cuối năm năm 2010, vào một đêm mưa gió, một cành sưa lớn có đường kính khoảng 20cm, dài chừng 5 mét bị kẻ trộm cưa rơi xuống hồ. Nghe thấy tiếng động mạnh, 2 ông đám trông đền khi ấy là ông Nguyễn Đình Quỳ và Nguyễn Văn Hồng soi đèn khiến kẻ trộm bỏ chạy”, ông Nghệ chia sẻ.

“Đến khoảng cuối năm năm 2010, vào một đêm mưa gió, một cành sưa lớn có đường kính khoảng 20cm, dài chừng 5 mét bị kẻ trộm cưa rơi xuống hồ. Nghe thấy tiếng động mạnh, 2 ông đám trông đền khi ấy là ông Nguyễn Đình Quỳ và Nguyễn Văn Hồng soi đèn khiến kẻ trộm bỏ chạy”, ông Nghệ chia sẻ.

Trưởng thôn Chân Lạc cho biết thêm, sau sự cố ấy, dân làng đã thành lập một đội trật tự ngày đêm bảo vệ cây sưa. Đến nay, thôn vẫn duy trì một đội trật tự bảo vệ thôn, đồng thời cùng 2 ông đám để mắt đến cây sưa quý báu của làng.

Trưởng thôn Chân Lạc cho biết thêm, sau sự cố ấy, dân làng đã thành lập một đội trật tự ngày đêm bảo vệ cây sưa. Đến nay, thôn vẫn duy trì một đội trật tự bảo vệ thôn, đồng thời cùng 2 ông đám để mắt đến cây sưa quý báu của làng.

Theo Quang Triệu – Hoàn Như

Tin liên quan